làng gốm Bầu Trúc Ninh Thuận

Làng gốm Bầu Trúc Ninh Thuận

Làng gốm Bầu Trúc Ninh Thuận  – khai phá tinh hoa đất trời ẩn giấu trong đôi bàn tay tài hoa xứ sa mạc Panduranga

Mình từng rất khâm phục người Đà Lạt, họ biết cách tạo ra những tiểu cảnh đa dạng thu hút du khách ghé thăm. Tuy nhiên, để dành lời khen về sự khác biệt, phải nhắc đến Ninh Thuận, con người  chất phát nơi đây lại tạo điểm nhấn riêng nhờ lưu giữ những thứ truyền thống, đem đến cho mình vẻ đẹp lịch sử các dân tộc đặc biệt là văn hóa Champa, thách thức các đôi chân mê khám phá đến tìm kiếm. Mang theo sự khác biệt ấy, cùng Viet Nam Jour tìm đến làng gốm Bầu Trúc – khám phá tinh hoa lưu giữ trăm năm trong đôi bàn tay tài hoa người dân Ninh Thuận, nét đẹp khó phai sẽ lưu giữ mãi cũng năm tháng.

Làng gốm Bầu Trúc
Cùng Viet Nam Jour tìm hiểu về Làng gốm Bầu Trúc

Ngược dòng thời gian tìm hiểu lịch sử làng gốm Bầu Trúc

Làng gốm truyền thống Chăm Bàu Trúc là làng nghề cổ xưa đã tồn tại và phát triển hơn 7 thế kỷ từ khi ông bà PoKlong Chang đưa người Chăm từ trên vùng đồi núi về đồng bằng sinh sống. Đặc biệt, đây là nơi lưu giữ nhiều nét đặc sắc hiếm có trong nghệ thuật làm gốm của người Champa xưa. Chính vì thế mà làng đã trở thành làng nghề cổ nhất Đông Nam Á nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công tuyệt hảo.

Làng gốm Bầu Trúc
Sảnh trưng bày Làng gốm Bầu Trúc

Khác với những ngành nghề của người Việt tại Ninh Thuận trong tín ngưỡng tạ ơn tổ nghề. Nghề gốm của người Chăm tại làng Bầu Trúc có một sự tôn thờ, nhớ ơn sâu sắc với người đã tạo ra nó. Cho đến ngày nay, người Chăm tại làng gốm Bàu Trúc vẫn tự nhận mình là con cháu của Po Klong Chang – một quan cận thần của vua Chăm Po Klong Giarai (1151 – 1205). Họ kể rằng, chính ngài là người đã đưa người dân di chuyển từ vùng đồi núi đến tại cánh đồng “Hamu Trok” để sinh sống và dạy cho người Chăm tại đây lấy đất sét tại các bờ sông, con suối để làm ra gốm. Không những vậy, vợ chồng PôKlong Chang còn dạy cho dân làng cách trồng trọt, đánh bắt và buôn bán để người dân thoát khỏi cảnh đói khổ, nghèo nàn. Sau khi về sinh sống tại vùng đất mới, người Chăm tại vùng đồng bằng “Hamu Trok” đã phát triển nghề làm gốm ngày một phát triển hưng thịnh, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

Gợi ý cho bạn:  Tuyệt cảnh Hang Rái – Review chi tiết trong 1 ngày

Để tưởng nhớ công ơn của tổ nghề gốm, bà con ở đây đã lập đền thờ, tổ chức cũng tế ông Po Klong Chang vào dịp lễ Katê từ cuối tháng 9 đến tháng 10 theo lịch Chăm hàng năm ở Tháp Chàm Poklong Garai.

Làng gốm Bầu Trúc ở đâu? Đường đi như thế nào?

Nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 10km, làng gốm Bầu Trúc nằm tọa lạc tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Bạn có thể đến tham quan Làng gốm Bầu Trúc dễ dàng bằng xe máy, xe ô tô hoặc các tour du lịch.

Xe máy và xe ô tô

Hai phương tiện thông dụng được sử dụng nhiều nhất khi tham giá du lịch Ninh Thuận. Viet Nam Jour sẽ hướng dẫn đường đi chi tiết cho các bạn: tại ngã năm Phủ Hà, bạn di chuyển thẳng theo hướng Nam quốc lộ 1A khoảng 8km. Sau đó, rẽ phải vào đường Nguyễn Huệ (có bảng hướng dẫn rẽ vào). Tiếp tục đi khoảng 500m nữa thì rẽ phải vào đường DT703. Đi đến ngã tư thấy hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc thì tiếp tục rẽ phải chừng khoảng 50m nữa sẽ đến nơi bạn tìm.

Lưu ý: Bạn có thể sử dụng Google map hoặc hỏi người dẫn đường đi để tiện di chuyển.

Làng gốm Bầu Trúc
Bạn đã ghé thăm Làng gốm Bầu Trúc chưa?

Tour du lịch

Các tour du lịch cực kì phát triển tại Ninh Thuận sẽ cho bạn nhiều lựa chọn phong phú, ưu điểm của các tour du lịch là giúp bạn có lịch trình chi tiết, chuẩn bị sẵn sàng những tiện ích như phương tiện, nơi lưu trú, đặc biệt khi tìm đến những nơi mang dày truyền thống lịch sử như làng gồm Bàu Trúc thì kết hợp tour có hướng dẫn viên sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn những nét đẹp ẩn giấu nơi đây.

Để tham khảo địa chỉ thuê xe hoặc tour du lịch uy tín, chất lượng đừng quên Fanpage Vietnam Jour luôn hỗ trợ tận tình nha.

Khám phá làng gốm Bầu Trúc ở Ninh Thuận

Làng gốm Chăm Bầu Trúc có khoảng 400 hộ gia đình. Trong đó có trên 80% hộ gia đình vẫn tiếp tục theo nghề gốm. Ngay giữa trung tâm làng gốm là khu vực trưng bày với rất nhiều chủng loại khác nhau từ bình hoa, ấm nước cho đến nồi niêu, chum vại,… Đặc biệt ở đây có những tháp tượng mô phỏng vũ nữ Apsara độc đáo, nét đặc trưng riêng biệt chỉ có tại là gốm Bầu Trúc Ninh Thuận.

Gợi ý cho bạn:  Bãi nước ngọt Ninh Thuận – lịch trình cắm trại chi tiết từ A-Z
Làng gốm Bầu Trúc
Sản phẩm tại làng cổ

Hoa văn trên gốm Bàu Trúc là những đường chạm khắc mang đậm nét văn hóa Cham Pa như là những hình sông nước, hoa văn móng tay, chấm vỏ sò … Gốm Chăm Bàu Trúc có màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, đen  xám xen lẫn những vệt nâu đặc trưng, có tính “độc bản”. Các sản phẩm luôn có sự khác biệt riêng bởi mỗi sản phẩm tạo ra nó có cái hồn riêng lưu lại từ quá trình nung đất cho đến những nét hoa văn. Đó cũng chính là nỗi niềm người nghệ nhân gửi gắm vào tác phẩm từ ngày xưa cho đến mai sau.

Tham khảo thêm làng dệt mỹ nghiệp Ninh Thuận

Nét độc đáo trong nghệ thuật làm gốm ở làng nghề Bầu Trúc Ninh Thuận

Các công đoạn làm gốm hoàn toàn bằng thủ công – Nét đặc trưng của gốm Bầu Trúc đó chính là những sản phẩm thủ công và cách nung riêng biệt, đầy độc đáo. Theo như chia sẻ của các nghệ nhân làm gốm nơi đây thì tất cả các công đoạn làm gốm đều làm bằng thủ công, tức là sử dụng sức tay và chân là chủ yếu.

Làng gốm Bầu Trúc
Các sản phẩm ở đây đều được làm thủ công từ những đôi bàn tay tài hoa

Nguyên liệu làm gốm ở Bầu Trúc

Một trong những bí quyết góp phần tạo nên nét đặc biệt của đồ gốm trứ danh tại đây chính là nguyên liệu. Đất sét lấy ở bờ sông Quao, có độ mịn và dẻo tương đối cao. Đất sét trộn với cát và nước tạo thành một tỉ lệ thích hợp nhất định. Sau đó dùng chân hoặc tay nhào hỗn hợp đó đến khi nào đạt được độ dẻo nhất định.

Không dùng bàn xoay để làm gốm

Ở nhiều nơi làm gốm khác họ sử dụng bàn xoay. Tuy nhiên các nghệ nhân làm gốm ở đây vẫn sử dụng bàn cố định, chủ yếu dùng tay xoay và di chuyển người để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Những người phụ nữ Chăm chẳng khác nào một nghệ nhân thực thụ cả. Họ dùng chính đôi bàn tay của mình để tạo ra sản phẩm đầy ứng dụng và tính nghệ thuật.

Làng gốm Bầu Trúc
Tại Làng gốm Bầu Trúc các nghệ nhận sử dùng bàn cố định chứ không sử dụng bàn xoay

Sau khi tạo hình xong sẽ được vẽ, trang trí, khắc họa lên sản phẩm để tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Các hoa văn trên sản phẩm tuy đơn giản nhưng lại đầy tinh tế, mang một nét cuốn hút rất lạ và rất riêng.

Nét độc đáo trong quá trình nung gốm ở làng gốm Bầu Trúc

Sau khi tạo hình dáng, trang trí vật xong thì người dân đem ra ngoài phơi nắng và cất trong mát vài ngày trước khi đem nung. Có nhiều du khách đến đây tham quan đều ngỡ ngàng, bởi họ chẳng thể tìm thấy lò nung gốm ở đâu cả. Khi gặng hỏi các nghệ nhân mới biết, tại đây họ không sử dụng máy để nung mà là nung lộ thiên (nung ngoài trời). Đó cũng chính là nét đặc trưng thứ hai của làng gốm Bầu Trúc truyền thống.

Gợi ý cho bạn:  Đầm Nại Ninh Thuận – Bức tranh thiên bình yên hữu tình
Làng gốm Bầu Trúc
Cách nung gốm vô cùng đặc biệt của làng cổ Bầu Trúc

Cách nung tại làng gốm Bầu Trúc Ninh Thuận này cũng dân giã, mộc mạc và thô sơ như chính cách tạo hình vậy. Lớp dưới cùng họ để củi, sau đó để sản phẩm lên rồi phủ rơm lên, chất thành đống rồi đốt. Quá trình nung này kéo dài khoảng 6-10 tiếng, tùy thuộc vào độ mỏng dày của sản phẩm.

Nguyên liệu phun màu hết sức dân dã

Họ sử dụng phun màu, loại màu này được xuất từ trái dông hoặc trái thị. Vì vậy, gôm Bàu Trúc có màu vàng đỏ, đỏ hồng hay đen xám, kèm theo đó là những vệt nâu, tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho gốm truyền thống tại đây. Tạo độ bóng là giai đoạn cuối cùng trước khi đem sản phẩm ra trưng bày. Họ dùng tinh chất được ngâm từ vỏ hạt điều trước đó, phun đều lên khắp bề mặt của sản phẩm để tạo độ sáng, bóng bẩy cho sản phẩm.

Mỗi một sản phẩm làm ra đều khác biệt, không có cái nào giống cái nào

Vì là các công đoạn đều làm bằng thủ công nên sau khi hoàn thành, căn bản sẽ không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào.Đa phần các sản phẩm gốm ở đây thường gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân như ấm, chén, chum hay tượng phật, vũ nữ Apsara, phù điêu hình vua Chăm,… Đa dạng các mẫu mã sản phẩm, từ kích thước cho đến hình thù, từ tinh xảo đến những sản phẩm đời thường. Không chỉ đem lại giá trị vật chất mà còn mang giá trị tinh thần cho đồng bào dân tộc Chăm tại Mỹ Nghiệp nói riêng và góp phần lưu giữ nét đẹp của văn hóa truyền thống Champa nói chung.

Làng gốm Bầu Trúc
Các sản phẩm ở đây đều có 1-0-2 vì các công đoạn tạo nên sản phẩm đều thủ công

Đến làng gốm Bầu Trúc Ninh Thuận chơi gì?

Tham quan tìm hiểu làng gốm cổ ở Ninh Thuận

Bảo tàng chứa hàng ngàn các sản phẩm khác nhau, đa dạng các mẫu mã như: bình hoa, ấm nước, vũ nữ, tiểu hòa thượng,… Nơi đây giúp bạn mãn nhãn trước những tác phẩm gốm nghệ thuật tinh xảo, chiêm ngưỡng, khơi gợi nguồn cảm hứng nghệ thuật.

Làng gốm Bầu Trúc
Tham quan Làng gốm Bầu Trúc

Tự trải nghiệm làm gốm theo hướng dẫn của các nghệ nhân

Ngoài ra, du khách có thể trải nghiệm cảm giác như một người nghệ nhân làm gốm thực tụ bằng cách tự tay làm cho mình những chiếc gốm đơn giản. Các bạn có thể theo hướng dẫn của các nghệ nhân làng gốm Bầu Trúc chỉ dẫn, tự tay làm ra một sản phẩm theo sở thích của mình nhé.

Giá thành của các sản phẩm tại đây không quá đắt nên đây thực sự là món quà du lịch vừa túi tiền, vừa độc đáo lại ý nghĩa. Đừng quên mua món quà đầy truyền thống này về tặng người thân, cũng là ủng hộ nền nghệ thuật lâu đời của người dân Champa.

Giá vé tham quan làng gốm Bầu Trúc Ninh Thuận

Hiện nay, tham quan làng gốm hoàn toàn miễn phí, du khách có thể đến tham quan trải nghiệm, nếu muốn tự tay làm gốm có thể hỏi các nghệ nhân ở các làng nghề tư vấn. Khi ra về, đừng quên mua một vài sản phẩm gốm đẹp và ưng ý để về nhà trưng bày, làm quà biếu bạn bè, người thân sau mỗi chuyến đi nhé.

Làng nghề gốm Bầu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm. Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ thuật làm gốm truyền thống này vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Có thể nói làng gốm bầu trúc không chỉ mang tinh hoa của người Chăm cổ mà còn là di sản quý báu của Việt Nam, được ngắm nhìn và chạm tay vào những nét lịch sử đã tồn tại 800 năm qua là một điểm nhấn không thể thiếu trong chuyến khám phá Ninh Thuận, hãy dành chút thời gian cùng Viet Nam Jour đến thăm và giữ gìn nét truyền thống tuyệt vời của dân tộc mình nha các thế hệ trẻ đầy năng động.

Đọc thêm: Tháp PoKlong Garai – Bảo tháp Chăm ghi đậm dấu ấn lịch sử

Solverwp- WordPress Theme and Plugin